Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho các hoạt động bình thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi dẫn tới những biến đổi ức chế thần kinh. Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, làm giảm năng suất, cũng như chất lượng lao động, có khi dẫn đến tai nạn lao động.
Yếu tố tâm - sinh lý lao động: gánh nặng lao động thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần kinh.
Đặc điểm của lao động: cường độ, chế độ, tư thế lao động không thuận lợi và đơn điệu trong điều kiện lao động.
Vì sao phải đánh giá Tâm sinh lý lao động và Ergonomics
Điều 35 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP đã nêu ra đầy đủ về nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động: Thực hiện quan trắc, đánh giá đầy đủ các yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động do cơ sở lao động lập.
Đối với những ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm và ngành nghề đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm đã được quy định trong các quyết định của Bộ lao động thương binh xã hội, khi tổ chức quan trắc môi trường lao động phải thực hiện việc đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động và Ec-gô-nô-my (Ergonomics) quy định trong Khoản 3, Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP này.
Đơn vị nào có đủ chức năng Đánh giá Tâm sinh lý lao động và Ecgonomy (Ergonomics)
Công ty TNHH TCS - Kỹ thuật Môi trường được Cục Quản lý Môi trường Y tế công bố đủ điều kiện Quan trắc môi trường lao động trong đó có Đánh giá Tâm sinh lý lao động và Ecgonomy (Ergonomics). Gồm 4 nhóm như sau:
- Đánh giá gánh nặng lao động thể lực
- Đánh giá gánh nặng lao động trí óc
- Đánh giá Ecgonomi điều kiện lao động
- Đánh giá tư thế lao động
Danh mục các kỹ thuật Đánh giá Tâm sinh lý lao động và Ecgonomy (Đánh giá Ergonomics)
Các kỹ thuật và phương pháp đang được triển khai trong Đánh giá Tâm sinh lý lao động và Ergonomics tại Công ty TNHH TCS – Kỹ thuật Môi trường được Bộ Y tế quy định như sau:
STT |
Kỹ thuật Đánh giá Tâm sinh lý lao động và Ecgonomy (Ergonomics) |
1 |
Kỹ thuật Đo khối lượng mồ hôi trong lao động |
2 |
Kỹ thuật Đo trắc nghiệm tâm lý (test con số – ký hiệu….) |
3 |
Kỹ thuật Thử nghiệm trí nhớ ngắn hạn (hình, số..) |
4 |
Kỹ thuật Đo trắc nghiệm tâm lý: thử trí nhớ dài hạn (hình, số) |
5 |
Kỹ thuật Đo trắc nghiệm tâm lý: thử nghiệm chú ý (Bourdon, Landolt, Platonop..) |
6 |
Kỹ thuật Đo tần số tim trong lao động |
7 |
Kỹ thuật Test Ravel/Gille |
8 |
Kỹ thuật Đo và phân tích thao tác cơ bản trong lao động |
9 |
Kỹ thuật Đo kích thước Ecgônomie cơ bản trong lao động |
10 |
Kỹ thuật Đo kích thước Ecgônomie cơ bản trong vị trí lao động |
11 |
Kỹ thuật Máy ghi điện tim 1 cần hoặc 3 cần |
12 |
Kỹ thuật Đo thời gian phản xạ thính vận động |
13 |
Kỹ thuật Đo thời gian phản xạ thị vận động |
14 |
Kỹ thuật Đo tần số nhấp nháy tới hạn(CFF) |
15 |
Kỹ thuật Kiểm tra ecgonomi vị trí lao động bằng Bảng kiểm |
16 |
Kỹ thuật Chụp X quang bụi phổi |
17 |
Kỹ thuật Chụp X quang các khớp tay, chân |
18 |
Kỹ thuật Chụp X quang xương chũm, mỏm châm |
19 |
Kỹ thuật Chụp cột sống ngực hoặc lưng hoặc thắt lưng thẳng, nghiêng |
20 |
Kỹ thuật Siêu âm 2 chiều tổng quát |
21 |
Kỹ thuật Test rối nhiễu tâm trí học đường (Dzung/Beck) |
22 |
Kỹ thuật Đánh giá tư thế lao động theo phương pháp OWAS |
23 |
Kỹ thuật Xây dựng bảng điều tra (người lao động, người sử dụng lao động, cộng đồng…) |
24 |
Kỹ thuật Gánh nặng cơ khư trú (vùng đai vai và tay) |
25 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng lao động: Gánh nặng cơ toàn thân |
26 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng lao động: Dịch chuyển vật nặng ở khoảng cách từ 1-5m |
27 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng lao động: Dịch chuyển vật nặng ở khoảng cách trên 5m |
28 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng lao động: Trọng lượng vật nâng và dịch chuyển (mỗi lần) kết hợp với làm việc khác (<=2 lần làm việc/1 giờ) |
29 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng lao động: Trọng lượng vật nâng và dịch chuyển (mỗi lần) làm việc trong cả ca |
30 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng lao động: Tổng trọng lượng vật phải dịch chuyển trong 1 giờ (kg) |
31 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng lao động: Gánh nặng nhóm cơ nhỏ khư trú (cơ bàn tay, ngón tay) |
32 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng lao động: Gánh nặng nhóm cơ lớn (Cơ cánh tay, cơ bả vai) |
33 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng lao động tĩnh: Trọng lượng giữ vật theo thời gian trong ca |
34 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng lao động theo nội dung công việc |
35 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng lao động do tiếp nhận, xử lý tín hiệu, thông tin |
36 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng lao động do mức độ phức tạp của nhiệm vụ |
37 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng lao động do đặc điểm yêu cầu công việc |
38 |
Kỹ thuật Thời gian tập trung chú ý (% so với thời gian ca) |
39 |
Kỹ thuật Mật độ tín hiệu (ánh sáng, âm thanh) tiếp nhận trung bình trong 1 giờ |
40 |
Kỹ thuật Số đối tượng phải quan sát cùng 1 lúc |
41 |
Kỹ thuật Kích thước đối tượng cần phân biệt tính bằng mm (khi khoảng cách từ mắt tới đối tượng cần quan sát <=0,5m) và khi phải tập trung chú ý (% thời gian ca) |
42 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng giác quan: Thời gian phải tập trung quan sát (% thời gian ca) khi làm việc với dụng cụ quang học (kính hiển vi…) |
43 |
Thời gian quan sát màn hình vi tính (giờ/ca lao động) |
44 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng đối với cơ quan thính giác (khi phải tiếp nhận lời nói hoặc phân biệt tín hiệu âm thanh) |
45 |
Kỹ thuật Đánh giá gánh nặng với cơ quan phát âm (số lượng giờ phải nói trong 1 tuần) |
46 |
Kỹ thuật Đánh giá mức độ trách nhiệm với công việc. Mức độ trầm trọng của lỗi sai. |
47 |
Kỹ thuật Đánh giá mức độ nguy cơ với tính mạng bản thân |
48 |
Kỹ thuật Đánh giá mức độ trách nhiệm về an toàn đối với người khác |
49 |
Kỹ thuật Đánh giá số lượng các thao tác cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ đơn giản hoặc những thao tác lặp lại nhiều lần |
50 |
Kỹ thuật Đánh giá thời gian (giây) thực hiện các nhiệm vụ đơn giản và thao tác lặp lại |
51 |
Kỹ thuật Đánh giá tính đơn điệu của quá trình lao động – thời gian quan sát thụ động qui trình công nghệ (% thời gian ca) |
52 |
Phương pháp Đánh giá chế độ lao động và nghỉ ngơi |
53 |
Phương pháp Đánh giá tổng thời gian làm việc thực tế (giờ/ca) |
54 |
Phương pháp Đánh giá chế độ nghỉ giữa giờ và thời gian nghỉ giữa giờ |
55 |
Phương pháp Khảo sát điều kiện vệ sinh trường học có diện tích <5000m2 |
56 |
Phương pháp Khảo sát điều kiện vệ sinh trường học có diện tích >5000m2 |
57 |
Phương pháp Khảo sát điều kiện vệ sinh phòng học |
58 |
Kỹ thuật Đánh giá biến thiên nhịp tim bằng các chỉ số thống kê nhịp tim |
59 |
Kỹ thuật Đo nhiệt độ trung tâm |
60 |
Kỹ thuật Đo lực kéo thân |
61 |
Kỹ thuật Đo lực bóp tay |
62 |
Kỹ thuật Đo một số chức năng thị giác bằng máy Visiotest |
63 |
Phương pháp Tính tiêu hao năng lượng các thao tác lao động dựa vào bấm thời gian lao động và Bảng tiêu hao năng lượng các thao tác lao động |
64 |
Kỹ thuật Đo nhân trắc |
65 |
Kỹ thuật đo chức năng hô hấp và đo thính lực sơ bộ |
Tìm đơn vị Đánh giá Tâm sinh lý lao động và Ergonomics
Nếu quý vị có nhu cầu tìm đơn vị đánh giá tâm sinh lý lao động Ecgonomy (Ergonomics) thì hãy liên hệ với Công ty TNHH TCS – Kỹ thuật Môi trường. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia đánh giá Tâm sinh lý lao động Ergonomics được đào tạo tại Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (NIOEH) và tại Hoa Kỳ.
Đến hiện tại chúng tôi đã lồng ghép đánh giá tâm sinh lý lao động Ergonomics trong quá trình quan trắc môi trường lao động trên 3 vùng Bắc Trung Nam. Đặc biệt tại các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội là các tỉnh công nghiệp trọng điểm của miền Bắc, miền Trung, miền Nam.