Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo Luật 72/2020/QH14

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là báo cáo về những tác động lên môi trường bởi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nhằm đánh giá mức độ tác động của dự án đến môi trường.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Những ngành nghề nào phải thực hiện điều này? Việc lập có vai trò ý nghĩa ra sao? Mời các bạn đọc bài viết này của chúng tôi. Qua bài viết này sẽ cho chúng ta hiểu rõ về Đánh giá tác động môi trường như thế nào!

 

 

I. Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM và những vấn đề liên quan

1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là gì?
  •  Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM tên tiếng Anh là EIA, là quá trình phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường. Qua đó đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. (trích dẫn theo khoản 7, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14).
  • Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
2. Vì sao phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM?
  • Mục đích của việc lập đánh giá tác động môi trường ĐTM giúp doanh nghiệp hoặc đơn vị biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định là như thế nào. Từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không.
  • Ràng buộc trách nhiệm và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động của dự án.
  • Hợp thức hóa quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Qua quá trình phát triển kinh tế xã hội thì cần đi đôi với bảo vệ môi trường.

 

 
3.Vai trò và ý nghĩa của lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Vai trò lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:

  • Là công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa hiệu quả.
  • Giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh
  • Giúp nhà quản lý mạnh dạn hơn khi đưa ra quyết định. Là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra môi trường đến kiểm tra.

Ý nghĩa khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:

  • Lập ĐTM khuyến khích quy hoạch được tốt hơn.
  • Giúp Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ khắng khít hơn.
4.Cơ sở pháp lý áp dụng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
  • Luật bảo vệ môi trường (BVMT) số 72/2020/QH14 ban hành ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2022.
  • Nghị định 08/2022/NĐ-CP ban hành ngày 10/01/2022.
  • Thông tư 02/2022/TT-BTNMT bàn hành ngày 10/01/2022.
5.Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
  • Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại điểm a, b khoản 1 điều 30 Luật 72/2020/QH14 (trừ các dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường):
  • Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật 72/2020/QH14 (Chi tiết xem tại Phụ lục III Nghị định 08/2022/NĐ-CP)
  • Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật 72/2020/QH14 (Chi tiết xem tại Mục II, III Phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP
6.Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường

Căn cứ Điều 33 Luật 72/2020/ QH14 (quy định tại Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐCP quy định tham vấn trong đánh giá môi trường) như sau:

Khi đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư phải thực hiện tham vấn 02 nhóm đối tượng sau:

a) Cộng động dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bới tác động môi trường của dự án gây ra, cụ thể:

  • Cộng đồng dân cư, cá nhân sinh sống, sản xuất, kinh doanh tại khu vực đất, mặt nước, đất có mặt nước, khu vực biển bị chiếm dụng cho việc đầu tư dự án;
  • Cộng đồng dân cư, cá nhân nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn, chất thải rắn, chất thải nguy hại do dự án gây ra;
  • Cộng đồng dân cư, cá nhân bị ảnh hưởng do các hiện tượng sụt lún, sạt lở, bồi lắng bờ sông, bờ biển gây ra bởi dự án;
  • Cộng đồng dân cư, cá nhân bị tác động khác, được xác định thông qua quá trình đánh giá tác động môi trường.

b) Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tưm bao gồm:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi thực hiện dự án;
  • Ban quản lý, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp nơi dự án nằm trong ranh giới quản lý;
  • Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đối với dự án có xả nước thải vào công trình thủy lợi hoặc có chiếm dụng công trình thủy lợi;
  • Cơ quan quản lý nhà nước được giao quản lý các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường (nếu có);
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh đối với các dự án có liên quan đến yếu tố an ninh - quốc phòng (nếu có).

 

 

7. Thời gian và hình thức tham vấn
Hình thức Thời gian Nội dung
Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử (hình thức mới) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng tải nội dung tham vấn - Vị trí thực hiện dự án đầu tư; - Tác động môi trường của dự án đầu tư; - Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;
Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến Trước thời điểm họp ít nhất là 05 ngày đến khi kết thúc họp lấy ý kiến - Chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
Tham vấn bằng văn bản Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản tham vấn - Phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản hoặc chôn lấp chất thải, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học đối với dự án có phương án bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
8.Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM như sau.

Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, cần phải thực hiện những công việc như sau đó là:

  • Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn tại nơi cần lập dự án
  • Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH tại khu vực cần lập dự án
  • Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án để tránh những bất trắc sau này hoặc trong quá trình tiến hành dự án
  • Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực lập dự án;
  • Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực trước khi thực hiện dự án;
  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;
  • Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;
  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
  • Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án và các cơ quan liên quan;
  • Tham vấn cộng đồng;
  • Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
  • Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án.
9. Thời gian thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Căn cứ điểm a khoản 6 điều 34 Luật 72/2020/QH14 thời gian thẩm định: “Không quá 45 ngày đối với dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật 72/2020/QH14;”

Căn cứ điểm b khoản 6 điều 34 Luật 72/2020/QH14 thời gian thẩm định: “Không quá 30 ngày đối với dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật 72/2020/QH14;”

Căn cứ điểm c khoản 6 điều 34 Luật 72/2020/QH14: “Trong thời hạn quy định, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án đầu tư chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt quy định tại khoản 9 Điều này không tính vào thời hạn thẩm định;”

Căn cứ điểm d khoản 6 điều 34 Luật 72/2020/QH14: “Thời hạn thẩm định có thể được kéo dài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”

 

II. Tổng kết

Với bài viết này, TCS Môi Trường hy vọng nhiều công ty hay doanh nghiệp có thể hiểu được tầm quan trọng của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tại doanh nghiệp. Vừa mang tính tích cực đó là bảo vệ môi trường, có chiến lược dài hạn trọng bảo vệ môi trường, con người, sự vật trước, trong và sau khi dự án được triển khai. Đồng thời giúp doanh nghiệp tránh được những án phạt từ cơ quan thẩm định về môi trường.

 

 

MỘT SỐ LƯU Ý VỚI DOANH NGHIỆP KHI THỰC HIỆN THAM VẤN ĐTM TỪ NGÀY 10/01/2022

Ngoài việc thực hiện tham vấn như quy định nêu trên, chủ đầu tư dự án cần chú ý một số trường hợp ngoại lệ như sau:

* Đối với các dự án đầu tư có hoạt động nhận chìm vật, chất ở biển; dự án đầu tư có tổng lưu lượng nước thải từ 10.000 m3 /ngày (24 giờ) trở lên, xả trực LIÊN HỆ TƯ VẤN: 0961. 055.154 tiếp nước thải vào sông liên tỉnh, sông giáp ranh giữa các tỉnh hoặc xả trực tiếp nước thải ra biển ven bờ:

Tham vấn thêm ý kiến của UBND cấp tỉnh liền kề có sông liên tỉnh, sông giáp ranh hoặc biển ven bờ để phối hợp giải quyết những vấn đề môi trường trong khu vực.

* Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP) có lưu lượng nước thải xả trực tiếp ra môi trường từ 10.000 m3 /ngày (24 giờ) trở lên hoặc lưu lượng khí thải từ 200.000 m3 /giờ trở lên:

Tham vấn ít nhất 05 chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường.

* Đối với các dự án còn lại quy định tại Phụ lục II:

Tham vấn ít nhất 03 chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án và chuyên gia môi trường.

* Đối với các dự án có nguy cơ bồi lắng, xói lở hoặc xâm nhập mặn do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; dự án có hoạt động nhận chìm vật, chất nạo vét xuống biển có tổng khối lượng từ 5.000.000 m3 trở lên; các dự án có lưu lượng nước thải công nghiệp từ 10.000 m3 /ngày (24 giờ) trở lên (trừ các trường hợp đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước làm mát và nước thải của dự án nuôi trồng thủy sản) hoặc lưu lượng khí thải từ 200.000 m3 /giờ trở lên:

Phải lấy ý kiến của tổ chức chuyên môn về kết quả tính toán của mô hình được áp dụng;

* Đối với các dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển từ 01 ha trở lên:

Phải lấy ý kiến của tổ chức chuyên môn về tác động của việc thực hiện dự án tới đa dạng sinh học.

* Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông và tuyến đường dây tải điện liên tỉnh, liên huyện:

Chỉ thực hiện tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử và tham vấn bằng văn bản đối với UBND cấp tỉnh nếu dự án nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên hoặc UBND cấp huyện nếu dự án nằm trên địa bàn từ hai huyện trở lên.

* Đối với các dự án đầu tư nằm trên vùng biển, thềm lục địa chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp xã:

Chỉ thực hiện tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử và tham vấn bằng văn bản đối với UBND cấp tỉnh nơi tiếp nhận chất thải vào bờ của dự án.

* Đối với các dự án nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, chủ dự án:

Chỉ thực hiện tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử và tham vấn thêm Ban quản lý, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó. 

Công Ty TNHH TCS
Kỹ Thuật Môi Trường
Trụ sở chính: 453/31/20A Lê Hồng Phong, Phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Tổng đài: 0274.2214.666 Hotline: 0961 055 154Email: cskh@tcsmoitruong.com

Văn phòng giao dịch: Trường CĐN Việt Nam – Singapore CS2, phường An Thạnh, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Hotline Miền Nam: 0961 055 154
Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Số 45A, Ngõ 167 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Mr Thống: 0353 696 789
Văn phòng miền Trung: Tổ 8, TDP Triều Sơn Đông, phường Hương Vinh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mr Trung: