Danh mục Thủ tục An toàn môi trường hằng năm của doanh nghiệp (TCS Môi trường)

Đối với một doanh nghiệp, dù mới thành lập hay đã đi vào hoạt động thì việc thực hiện các thủ tục môi trường là cần thiết, giúp doanh nghiệp quản lý, theo dõi, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.

Dưới đây là 11 thủ tục môi trường, an toàn sức khỏe doanh nghiệp cần làm mỗi năm theo quy định của pháp luật.

1. Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là hồ sơ doanh nghiệp tự lập nhằm quản lý các yếu tố có hại trong môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, từ đó có biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp. Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được quy định tại phụ lục I – Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

2. Quan trắc môi trường lao động

Quan trắc môi trường lao động là hoạt động quan trắc các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình làm việc, được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động do cơ sở lao động lập. Quan trắc môi trường lao động được thực hiện theo nghị định 44/2016/NĐ-CP. Theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì các vị trí là việc thuộc ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm phải đánh giá tâm sinh lý lao động Ergonomics (Đánh giá Ecgonomy).

3. Báo cáo hoạt động y tế của cơ sở (Báo cáo y tế lao động)

Báo cáo y tế lao động là hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động, thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết. Mẫu báo cáo y tế lao động được quy định tại phụ lục 8 - Thông tư 19/2016/TT-BYT.

4. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (bao gồm báo cáo quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động liên tục, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phế liệu nhập khẩu, kết quả giám sát và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản) được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo. Mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

5. Báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động bắt buộc lập báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động. Định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế theo mẫu được quy định tại Phụ lục II - Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.

6. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động

Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với báo cáo 6 tháng đầu năm: gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm. Đối với báo cáo năm: trước ngày 10 tháng 01 năm sau, mẫu quy định tại Phụ lục XII, Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

7. Báo cáo công tác PCCC

Định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Các mẫu báo cáo quy định tại phụ lục VIII của Thông tư 17/2021/TT-BCA

8. Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất

Tổ chức cá nhân tham gia hoạt động hóa chất định kỳ hằng năm, gửi báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất theo Mẫu số 05a quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư 32/2017/TTBCT đến Sở Công Thương tỉnh, trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo.

9. Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm

Hằng năm, trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo, đơn vị sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm có trách nhiệm gửi báo cáo của năm trước đến bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Công thương theo quy định của Luật Hóa chất 2007.

10. Khám sức khỏe định kỳ

Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ít nhất 1 lần/năm; đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng 1 lần theo quy định của Bộ luật lao động 2019.

11. Khám bệnh nghề nghiệp

Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 1 lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 06 tháng 1 lần theo quy định của Luật An toàn Vệ sinh lao động.

 

STT

THỦ TỤC

QUY ĐỊNH

THỜI GIAN

1

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động 

Nghị định 39/2016/NĐ-CP

Cập nhật hằng năm

Lưu giữ tại cơ sở lao động

2

Quan trắc môi trường lao động

Nghị định 44/2016/NĐ-CP

Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Mỗi năm tối thiểu 1 lần

3

Báo cáo hoạt động y tế của cơ sở (Báo cáo y tế lao động)

Thông tư 19/2016/TT-BYT

Báo cáo 6 tháng đầu năm: Nộp trước ngày 5/7 Báo cáo năm: Nộp trước 10/1 năm tiếp theo

4

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Thông tư 02/2022/TTBTNMT

Mỗi năm 1 lần, nộp trước ngày 05/1 của năm tiếp theo

5

Báo cáo tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp

Thông tư số 07/2016/TTBLĐTBXH

Tối thiểu 1 lần/năm, nộp trước 25/1 năm tiếp theo

6

 

Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động

Nghị định 39/2016/NĐ-CP

Báo cáo 6 tháng đầu năm: nộp trước ngày 5/7 Báo cáo năm: trước ngày 10/1 năm tiếp theo

7

Báo cáo công tác PCCC

Thông tư 17/2021/TT-BCA

Cuối tháng 11 hàng năm

8

Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất

Theo quy định tại thông tư 32/2017/TT-BCT Nghị định 113/2017/NĐ-CP

Tần suất 1 năm 1 lần, nộp trước 15/1 năm tiếp theo

9

Báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm

Luật hóa chất 2007

Cập nhật hằng năm, nộp trước ngày 31/1 của năm tiếp theo.

10

Khám sức khỏe định kỳ

Bộ luật lao động 2019 Thông tư 14/2013/TT-BYT

Ít nhất 1 lần trên năm Đối với người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm: Ít nhất 6 tháng 1 lần

11

Khám bệnh nghề nghiệp

Luật An toàn Vệ sinh lao động 2015 Thông tư 28/2016/TT-BYT

Ít nhất 1 lần trên năm Đối với người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Ít nhất 6 tháng 1 lần

 

Công Ty TNHH TCS
Kỹ Thuật Môi Trường
Trụ sở chính: 453/31/20A Lê Hồng Phong, Phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Tổng đài: 0274.2214.666 Hotline: 0961 055 154Email: cskh@tcsmoitruong.com

Văn phòng giao dịch: Trường CĐN Việt Nam – Singapore CS2, phường An Thạnh, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Hotline Miền Nam: 0961 055 154
Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Số 45A, Ngõ 167 Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Mr Thống: 0353 696 789
Văn phòng miền Trung: Tổ 8, TDP Triều Sơn Đông, phường Hương Vinh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mr Trung: